messenger

Chat Face

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 0947.512.456

#Nhà Từ Đường Là Gì? Ý Nghĩa Tâm Linh & Những Điều Cần Biết

21 Tháng 09, 2022

Nhà từ đường hay nhà thờ họ là khái niệm quen thuộc của người Việt Nam chúng ta, đặc biệt là với những người sinh sống ở những miền quê Bắc Bộ. Vậy nhà từ đường là gì? Mang ý nghĩa tâm linh như thế nào? Và đặc biệt khi thiết kế nhà từ đường cần lưu ý những đặc điểm gì? Cùng Đá Mỹ Nghệ Anh Công tìm hiểu kỹ hơn qua những thông tin của bài viết dưới đây nhé: 

1. Nhà từ đường là gì? 

Nhà từ đường hay nhà thờ họ là nét văn hóa đặc trưng của người dân Việt ở khu vực Bắc bộ, đồng bằng sông Hồng và trung du Bắc Bộ. Nhà từ đường hay còn được gọi là nhà thờ họ là một nét văn hóa đẹp được lưu truyền từ ngàn đời nay. Đây được xem là nơi thờ cúng tổ tiên, ông bà - những người đã khuất của một dòng họ hay một chi hệ. Ngày nay, nhà từ đường hay nhà thờ họ còn mang nhiều chức năng khác như là nơi tụ họp của con cháu, nơi trưng bày những cổ vật liên quan đến dòng hò, nơi xử lý các công việc khác liên quan đến họ tộc. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về chức năng và ý nghĩa tâm linh của nhà từ đường ở phần sau đây nhé: 

nhà từ đường đẹp

Nhà từ đường là gì? 

2. Chức năng chính và ý nghĩa tâm linh của nhà từ đường 

2.1. Ý nghĩa của nhà từ đường 

Như đã nói với ở phần trên nhà từ đường là một nét văn hóa đặc trưng của người Việt ở vùng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và đồng bằng sông Hồng. Không dừng lại ở đó, nhà từ đường còn mang một ý nghĩa tâm linh lớn lao đối với những thành viên trong một dòng họ, những người có quan hệ huyết thống nhiều đời với nhau. 

Tín ngưỡng Việt Nam được cấu tạo bởi 3 bộ phận tín ngưỡng chính đó là tục thờ Mẫu, tục thờ Tam tòa - tứ Phủ và tục thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ - những người đã khuất trong cùng một dòng họ. Nhà từ đường được xem là nơi để người dân Việt Nam thực hiện tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ - những người đã khuất này. Nhà thờ họ từ đường không chỉ làm nơi thờ cúng tâm linh, thờ ông tổ họ, mà còn là nơi giúp con cháu sau này nhớ đến cội nguồn của mình.

Theo thống kê ở đất nước Việt Nam có tới hơ 769 dòng họ khác nhau, trong đó họ chiếm số đông nhất là họ Nguyễn, Lê, Trần. Những mỗi dòng họ lại có những nét đặc trưng riêng trong việc thờ cúng tổ tiên. Chính vì vậy, nhà từ đường ngoài ý nghĩa tâm linh là nơi thờ cúng tổ tiên còn mang nhiều ý nghĩa khác như: 

Là nơi lưu giữ gia phả, những kỷ vật truyền đời của dòng họ, điều này mang ý nghĩa tinh thần cao, là niềm tự hào vô bờ bến của con cháu trong dòng họ, giúp hướng họ tới những điều tốt đẹp, nhân văn. 

Là nơi tổ chức các nghi lễ cúng tế hay giỗ tổ, nơi để con cháu tụ họp lại hàng năm tưởng nhớ đến tổ tiên, ông bà và những người đã khuất. 

nhà từ đường

Nhà từ đường mang nhiều chức năng - ý nghĩa 

2.2. Các chức năng chính của nhà từ đường 

Vậy cụ thể, nhà từ đường có những chức năng gì? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé: 

Chức năng chính và là gốc của nhà từ đường là để thờ các vị Cao, Tằng, Tổ, Khảo. Thờ những người từng có công lớn với đất nước, với nhân dân trong dòng họ. Thông thường thì tính từ thế hệ bé nhất của dòng trên đó 5 đời sẽ được thờ cúng chung tại nhà từ đường. Quy định này cũng sẽ có sự thay đổi giữa các dòng họ. 

Là bảo tàng nơi lưu giữ gia phả của dòng họ, những cổ vật của dòng họ được lưu truyền từ nhiều đời trước. Với những dòng họ lớn, có công với đất nước trước kia còn là nơi lưu giữ sắc phong, ấn chỉ… của nhà vua ban cho. 

Nhà từ đường còn là nơi gặp gỡ của các thành viên để bàn việc trong dòng họ, làm nơi hội họp của gia tộc hoặc họp toàn họ như việc giỗ họ, việc xây dựng phần mộ tổ tiên, việc tổ chức lễ hội, lễ tế hàng năm… Nhiều dòng họ hiện nay còn phát triển theo hướng hiện đại có cả những hội nhóm như hội khuyến học, hội xóa đói giảm nghèo, câu lạc bộ thể thao… của dòng họ. 

Bên cạnh đó, nhà thờ họ còn là nơi để con cháu có thể giới thiệu của bạn bè, dẫn bạn bè người thân về thăm quan và coi đó như một niềm tự hào vô bờ bến của bản thân. 

3. Quy định pháp luật về nhà từ đường 

Vậy nhà từ đường theo quy định pháp luật thuộc về quyền sở hữu của ai? Ai sẽ là người có trách nhiệm chính việc xây dựng, bảo dưỡng, sửa chữa và bảo tồn? Cùng tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này qua những thông tin sau đây: 

3.1. Quy định của pháp luật về việc sở hữu nhà từ đường

Theo Điều 211 Bộ luật dân sự 2015 quy định về sở hữu chung của cộng đồng như sau:

Sở hữu chung của cộng đồng là sở hữu của dòng họ, thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, cộng đồng tôn giáo và cộng đồng dân cư khác đối với tài sản được hình thành theo tập quán, tài sản do các thành viên của cộng động cùng nhau đóng góp, quyên góp, được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm mục đích thỏa mãn lợi ích chung hợp pháp của cộng đồng.

Các thành viên của cộng đồng cùng quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung theo thỏa thuận hoặc theo tập quán vì lợi ích chung của cộng đồng nhưng không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Tài sản chung của cộng đồng là tài sản chung hợp nhất không phân chia.

3.2. Quy định của pháp luật về đất có chứa nhà từ đường

Theo khoản 5 điều 100 Luật đất đai 2013 có quy định cụ thể như sau:

Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ, đất nông nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 131 của Luật này và đất đó không có tranh chấp, được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

3.3. Quy định của pháp luật về việc chuyển nhượng nhà từ đường – nhà thờ họ

Theo Khoản 1 Điều 645 Bộ luật dân sự 2015 của nước ta có quy định cụ thể như sau:

Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.

Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.

Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.

4. Cấu trúc cơ bản của nhà từ đường 

Vậy kiến trúc của nhà từ đường ở khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Đồng Bằng sông Hồng bao gồm những phần nào là cơ bản? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

nhà từ đường

Cấu trúc bên trong nhà từ đường

4.1. Cấu tạo mái nhà từ đường

Trong cấu tạo của hệ mái nhà từ đường lại có những thành phần cấu tạo như: Hoành, rui, mè, gạch màn, ngói mũi

Hoành:  Là các dầm chính đỡ mái được đặt nằm ngang, vuông góc với khung nhà, đổ theo chiều dài mái nhà từ đường.

Rui: Là các dầm phụ ở vị trí trung gian, được thiết kế đặt dọc theo chiều dốc mái (trực diện với hoành), rui sẽ gối lên hệ thống hoành để nâng đỡ toàn bộ mái.

Mè: Khoảng cách giữa các mè là khoảng cách nhỏ nhất, vừa đủ để lợp ngói. Mè cũng là các dầm phụ nhỏ, được đặt trực giao với dầm, song song với hoành, gối lên hệ rui. Việc sử dụng hệ thống hoành – rui – mè này là nhằm mục đích phân nhỏ kết cấu đỡ mái, để khi lợp ngói lên mái nhà từ đường sẽ luôn được chắc chắn, đủ khả năng chống chọi với các tác động của thời tiết. 

Gạch màn: Là lớp nằm bên trên lớp mè/ Gạch màn thường được sử dụng là gạch đất nung, dùng để tạo độ phẳng cho mái, đồng thời chống nóng, chống thấm dột cho toàn bộ nhà từ đường.

Ngói: Là lớp phủ bên trên lớp gạch màn. Có nhiều kiểu ngói dành cho nhà từ đường như ngói ta, ngói vảy rồng, ngói mũi hài… thường được làm bằng chất liệu đất nung, chống thấm dột tốt. Với những công trình nhà từ đường xây dựng kỳ công giữa lớp gạch màn và lớp ngói thường có thêm 1 lớp đất sét chống đỡ.

4.2. Hệ cột của từ đường

nhà từ đường đẹp

Trong kiến trúc nhà cổ Việt Nam – ngày nay thường được sử dụng để làm nhà từ đường, nhà thờ họ thì cột là bộ phận phải chịu lực nén lớn nhất vì vậy hầu hết phải sử dụng đến hệ cột bằng đá và gần như không có mối liên kết nào giữa thân cột và đế cột. Cấu tạo hệ cột của nhà từ đường thường có 3 loại cột chính như sau:

Cột cái: Là những cột chính chịu lực nén lớn nhất của nhà từ đường, thường được đặt ở hai đầu nhịp, thân cột được cấu tạo tròn, lớn và mập nhất.

Cột quân hay cột con: Là phần cột phụ ngắn, nằm ở vị trí đầu các nhịp phụ giữa hai bên nhịp chính. Để tạo độ dốc cho mái nhà thì cột quân có chiều cao thấp hơn cột mái. Nối giữa cột quân và cột cái là con xà nách.

Cột hiên: Được sử dụng cho phần hiên nhà từ đường, nằm phía trước nhà, lại ngắn hơn cột quân. Nối giữa cột hiên và cột con bằng kẻ bẩy.

4.3. Hệ xà của nhà từ đường

Xà là các giằng ngang chịu kéo, liên kết các cột với nhau, gồm có các loại sau:

Xà thượng song song với chiều dài nhà từ đường, dùng để liên kết đỉnh cột cái với nhau.

Xà hạ (xà đại) chạy song song với chiều dài nhà từ đường, nằm gần sát vị trí liên kết giữa xà lòng, xà nách vào cột cái, nhằm liên kết cột cái với cao độ của đỉnh cột quân.

Xà tử thượng (xà nằm bên trên cột con): Nhiệm vụ chính là liên kết các cột quân của các khung ở bên trên.

Xà tử hạ (xà dưới bên dưới của cột con): Nhiệm vụ chính là liên kết các cột quân của các khung ở bên dưới.

Xà ngưỡng nối các cột quân ở vị trí ngưỡng cửa.

Xà hiên liên kết các cột hiên phần hiên nhà từ đường

Xà thượng lương hay còn gọi là nóc được đặt trên đỉnh mái

4.4. Bẩy – Kẻ trong cấu tạo nhà từ đường

nhà từ đường đẹp

Bẩy hay bẩy hậu hoặc bẩy hiên: Là phần dầm nằm trong khung liên kết vào cột quân, nhằm mục đích đỡ phần mái vẩy phía sau nhà từ đường.

Kẻ là các dầm đơn đặt theo phương chéo của mái nhà, gác lên các cột cái, cột quân bằng liên kết mộng

Bẩy – kẻ ngoài nhiệm vụ chịu lực còn là vị trí để các nghệ nhân sáng tạo các sản phẩm điêu khắc thể hiện tín ngưỡng, văn hoá của công trình nhà từ đường.

4.5. Các bộ phận khác trong cấu tạo kiến trúc từ đường

nhà từ đường

Ngoài cấu tạo chính bao gồm phần mái, cột, xà, bẻ, bẩy… cấu trúc nhà từ đường còn bao gồm các bộ phận khác như:

– Con rường với chiều dài thu ngắn dần cân theo chiều vát của mái, dùng để đỡ hoành mái.

– Con lợn còn gọi là rường bụng lợn: Là con rường trên cùng, gối lên con rường bên dưới qua hai đoạn cột ngắn gọi là trụ trốn, và làm nhiệm vụ đỡ xà nóc (thượng lương). Bên dưới rường bụng lợn (giữa hai trụ trốn) là ván lá đề thường để điêu khắc trang trí. Con lợn có thể được thay bằng giá chiêng.

– Rường cụt là loại rường nằm ở vì nách (giữa cột cái và cột quân), chúng nằm chồng trên xà nách, chúng cũng đỡ hoành và vẫn thu dần chiều dài khi lên cao theo độ dốc mái

– Tàu mái: là phần nằm trên đầu kẻ, đầu bẩy để đỡ phần rui đua ra của mái, tàu mái chạy dọc theo mặt trước hoặc 2 mặt bên của nhà. Phía trên tàu mái là phần lá mái

– Lá mái: Nằm trên tàu mái đỡ phần rui đua ra đỡ ngói

– Then tàu: Là phần liên kết giữa tàu mái với xà hiên để giữ phần tàu mái không bị trôi.

– Ván dong (hay còn gọi là ván  rong) Là phần nằm kê giữa kẻ và hoành, mục đích của ván dong chính là truyền lực từ các thanh hoành tới.

– Đầu dư: Là phần thừa ra của kẻ hoặc bẩy, kẻ ngồi liên kết vào cột quân hoặc cột cái và để giữ các thanh kẻ, thanh bẩy.

– Con triện: Con triện thường được dùng để trang trí ở 2 cánh phong hoặc trên đỉnh nóc của nhà từ đường.

– Bờ nóc: Là phần trên cùng của mái được xây gạch và đắp xi măng. Phía trên cùng của bờ nóc thường được các dòng họ trang trí bằng các con vật tứ linh đối xứng đẹp mắt.

–  Ngoài ra còn các bộ phận khác như: Cửa bức bàn, dạ tàu, đầu đao… tuỳ quy mô của các công trình nhà từ đường.

Nhà từ đường đặc trưng của khu vực đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ cũng đa phần được xây số gian thờ theo số lẻ như nhà ban gian, 5 gian, 7 gian bao gồm Phương Đình – gian thờ chính, và 2 bên nhà thờ phụ ở 2 bên cánh.

Các kiểu quy cách kiến trúc nhà thờ từ đường phổ biến là nhà 2 mái, 2 đầu bít đốc; nhà 4 mái, 2 đầu hồi có 2 mái phụ, mỗi trái nhà có thêm 1 hàng cột quân và có thể có thêm hàng cột hiên; nhà 8 mái…

5. Những mẫu nhà từ đường đẹp nhất hiện nay

Vậy phải thiết kế nhà từ đường sao cho đẹp và đúng với cấu tạo nhất. Cùng đến với những mẫu nhà từ đường đẹp nhất hiện nay:

5.1. Nhà từ đường một gian

Với diện tích đất dành cho việc xây dựng nhà từ đường quá nhỏ hẹp của một số dòng họ bạn không thể bỏ qua mẫu nhà từ đường 1 gian này. Mẫu nhà từ đường 1 gian với ưu điểm là chi phí thi công rẻ, phải chăng mà vẫn đầy đủ các kết cấu cần thiết và đẹp ấn tượng hiện nay đang là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều gia đình, dòng họ.

nhà từ đường

nhà từ đường

Nhà từ đường 1 gian

5.2. Mẫu nhà từ đường 3 gian

Đây là mẫu nhà từ đường phổ biến nhất ở miền Bắc, được đa phần các gia đình, dòng họ xây dựng. Hiện nay có rất nhiều cách để xây dựng nhà từ đường 3 gian như: Nhà từ đường bê tông giả gỗ, nhà từ đường 3 gian bằng đá, nhà từ đường kết hợp nhà sinh hoạt chung của dòng họ…

nhà từ đường

nhà từ đường

nhà từ đường

Nhà từ đường 3 gian

5.3. Nhà từ đường hai tầng

Đây là kiểu thiết kế nhà từ đường dành cho những gia đình dòng họ có tiềm lực lớn về kinh tế. Bởi để xây dựng được một công trình nhà từ đường 2 tầng nhưng vẫn tuân thủ mọi kết cấu của nhà từ đường – nhà thờ họ truyền thống cần một nguồn ngân sách không hề nhỏ.

Mẫu nhà từ đường 2 tầng thường được phân chia công năng theo từng tầng. Tầng 2 là nơi thờ cúng tổ tiên, tầng 1 là nơi con cháu tụ họp, thảo luận việc họ hay làm bảo tàng lưu giữ những cổ vật của dòng họ.

nhà từ đường

nhà từ đường

nhà từ đường

Nhà từ đường 2 tầng

5.4. Mẫu nhà từ đường 8 mái

Mẫu nhà từ đường 8 mái mang nét đẹp uy nghiêm cổ kính, vừa truyền thống lại vừa đồ sộ là niềm mơ ước của nhiều dòng họ. Nhà từ đường 8 Những mẫu nhà từ đường 8 mái lại thường được phân ra thành 2 kiểu đó là : Nhà từ đường 1 tầng 8 mái và kiểu kiến trúc nhà từ đường 2 tầng 8 mái.

nhà từ đường là gì

nhà từ đường là gì

nhà từ đường là gì

Nhà từ đường 8 mái 

6. Khi thiết kế nhà từ đường cần lưu ý những vấn đề gì? 

Cũng giống như nhà ở hay các công trình xây dựng khác, khi thiết kế - thi công nhà từ đường chúng ta cần lưu ý những vấn đề sau đây:

Về phần kiến trúc mái: Khi xây dựng nhà từ đường cần được làm đa dạng hơn tuy nhiên vẫn phải tuân thủ những nguyên tắc bất di bất dịch của lối kiến trúc truyền thống. Mái nhà từ đường phải có độ dốc 68% hoặc 4 mái, hoặc 8 mái. Ở những công trình nhà từ đường lớn, công phu, cầu kỳ phần mái còn được điêu khắc tinh xảo với 4 mái đao cong và hoa văn đầu rồng.

Cây thước tầm: Thực chất đây là một bản vẽ thu nhỏ với những tính toán, đo lường cụ thể của công trình nhà từ đường. Cây thước tầm thường được đặt lên nóc nhà sau khi làm xong. Sau này nếu công trình nhà từ đường có hỏng hóc cần sửa chữa gì, các thế hệ con cháu chỉ cần lấy bản vẽ này xuống để sửa chữa một cách dễ dàng. Đây là nét đặc trưng khá hay của các thiết kế nhà từ đường mà các gia đình nên học hỏi theo.

Hoa văn chạm khắc của nhà từ đường: Được thể hiện rõ nét nhất ở những phần như kẻ ngồi, kẻ hiên, cửa bức bàn, vì đốc, đặc biệt là gian thờ của mẫu nhà này. Hoa văn không chỉ mang đặc trưng văn hóa vùng miền mà còn mang “hơi thở” của tín ngưỡng, tâm linh, là nơi để con cháu ngàn đời của dòng họ luôn hướng tới.

Yếu tố phong thủy: Không chỉ với những công trình nhà từ đường, mà cả với những công trình nhà ở người thiết kế - xây dựng cũng luôn lại trú trọng đến yếu tố phong thuỷ. Yếu tố phong thuỷ của nhà từ đường còn đặc biệt quan trọng khi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự thăng tiến trong công việc làm ăn và sự bình an trong cuộc sống của con cháu trong dòng họ. Hơn thế nữa, nhà từ đường là nơi tâm linh thờ cúng tổ tiên nên các yếu tố phong thuỷ càng phải được trú trọng

Trên đây là các thông tin liên quan đến việc thiết kế, xây dựng nhà từ đường và các mẫu nhà từ đường đẹp, phổ biến hiện nay. Hy vọng với những mẫu nhà từ đường này sẽ giúp bạn có được sự lựa chọn phù hợp nhất cho gia đình và dòng họ của mình.

TIN TỨC LIÊN QUAN

Đá Mỹ Nghệ Anh Công

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN

Hỗ trợ 24/7