messenger

Chat Face

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 0947.512.456

#1 Mâm Cúng Rằm Tháng Giêng Cần Những Gì & Cách Bày Trí Chuẩn Nhất

30 Tháng 12, 2022

Bên cạnh Tết Nguyên đán thì rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên tiêu, cũng được biết đến là một dịp lễ quan trọng nhất trong năm. Vì thế, vào ngày này, hầu như gia đình nào cũng chuẩn bị mâm cúng rằm tháng Giêng vô cùng tươm tất, đầy đủ và thịnh soạn nhằm cầu may mắn, phước lành. 

1. Rằm tháng Giêng là Tết gì? Ý nghĩa của việc cúng rằm tháng Giêng

Như đã nói, rằm tháng Giêng còn được biết đến với tên gọi khác là Tết Nguyên tiêu, chính là đêm trăng tròn đầu tiên khởi đầu một năm mới và mang những ý nghĩa tâm linh đặc biệt. Không những vậy, đây còn là rằm đầu tiên của năm mới, thường được dân gian gọi là “thiên quan tấn phước” - tức là đầu năm cúng để cầu mong năm mới phước lành, gặp nhiều điều may mắn, mưa thuận gió hòa, cả năm hanh thông.

Lý do là bởi người Việt xưa thường gắn với nông nghiệp nên mưa thuận gió hòa cực kỳ quan trọng. Bên cạnh đó, người Việt cũng rất coi trọng cái ban đầu, quan niệm rằng “đầu xuôi đuôi lọt” nên thường nói “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”.

mâm cúng rằm tháng giêng

Rằm tháng Giêng

Chính vì những nguyên nhân đó nên công việc sửa soạn lễ và mâm cúng rằm tháng Giêng luôn được cho là một nghi lễ quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt Nam. 

Tùy vào điều kiện kinh tế cũng như phong tục tập quán, mâm cỗ cúng của mỗi gia đình, mỗi vùng miền có thể sẽ khác nhau nhưng chung quy đều thể hiện tấm lòng thành kính, biết ơn của con cháu đối với ông bà, tổ tiên, Thổ công, Phật thánh, thần tài và cầu mong một năm may mắn, an lành.

2. Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng cần những gì?

Trong mâm cúng rằm tháng Giêng, không để chung lễ mặn và lễ chay với nhau. Nhiều gia đình chỉ làm 1 mâm cỗ mặn hoặc 1 mâm cỗ chay để cúng. Thế nhưng, vẫn có những gia đình làm cả 2 mâm thì phải bày trí riêng 2 mâm cúng như sau: Mâm cỗ chay ở trên cùng hoa quả còn mâm mặn ở phía dưới, rồi mới thắp hương. 

2.1. Mâm cúng rằm tháng Giêng chay

Vào ngày rằm tháng Giêng, một số gia đình theo đạo Phật sẽ chuẩn bị mâm cỗ chay dâng cúng tổ tiên, ông bà để tỏ lòng biết ơn và kính trọng. Thông thường, màu sắc của các món ăn trong mâm cỗ chay sẽ tượng trưng cho ngũ hành, bởi ăn chay cũng là một cách hướng đến sự cân bằng.

mâm cúng rằm tháng giêng

Mâm cỗ chay

Theo đó, món ăn màu trắng thể hiện cho hành Kim, món màu đỏ tượng trưng cho hành Hỏa, món màu vàng biểu hiện cho hành Thổ, món màu xanh lá thể hiện cho hành Mộc và món ăn màu đen tượng trưng cho hành Thủy.

Cụ thể, mâm cỗ chay sẽ bao gồm các món phổ biến như:

  • Hoa quả

  • Xôi chè hoặc xôi đậu

  • Bánh trôi nước

  • Các món ăn chay như: nem chay rán, chả giò chay, canh nấm chay…

2.2. Mâm cúng rằm tháng Giêng mặn

Đối với nhiều gia đình không theo đạo Phật, sẽ thường làm mâm cúng rằm tháng Giêng là cỗ mặn. Cũng giống như mâm cỗ ngày Tết Nguyên đán, mâm mặn này thường có thịt gà, giò, chả, xôi gấc, rau xào và canh. Bên cạnh đó, cũng không thể thiếu hương, hoa tươi, rượu và vàng mã.

Ngày nay, nhiều người đều bận rộn với công việc nên không nhất thiết phải tốn nhiều thời gian để làm mâm cao cỗ đầy. Quan trọng là chỉ cần mâm cỗ cúng phù hợp, thể hiện được sự nghiêm túc cũng như tấm lòng thành tâm.

Mâm cỗ mặn cúng Tết Nguyên tiêu thường sẽ có:

  •  Hương thơm

  • Đĩa ngũ quả (5 loại quả, mỗi quả 1 màu)

  • Trầu 3 lá, cau 3 quả cành đẹp và dài (chỉ nên xé cành cau, kiêng lấy dao, kéo cắt).

  • Đĩa bánh kẹo các loại

  • Tiền vàng mã (5 đinh tiền vàng lễ, mỗi đinh gồm 10 lễ).

  • 1 bao thuốc lá, 1 chén rượu, 1 gói chè (loại 1gr/gói), 1 chén trà (khô), 1 chén gạo, 1 chén muối, 1 chén nước.

  • 1 đĩa xôi gấc

  • 1 con gà luộc

  • 1 đĩa thịt lợn luộc

  • 1 đĩa nem

  • 1 đĩa dưa muối

  • 1 đĩa rau xào

  • 1 đĩa giò

  • 1 bát canh miến

  • 1 bát canh mọc

  • 1 bát bóng bì

Đặc biệt, trong mâm lễ cần phải có bánh trôi hoặc chè trôi nước, với ý nghĩa mong muốn mọi việc cả năm sẽ được trôi chảy, hanh thông.

mâm cúng rằm tháng giêng

Mâm cỗ mặn

3. Một số lưu ý khi chuẩn bị mâm cúng rằm tháng Giêng

Khi chuẩn bị mâm cúng rằm tháng Giêng, các bạn cần quan tâm đến một số lưu ý quan trọng như sau:

3.1. Không nên dùng hoa và trái cây giả để cúng

Rất nhiều gia đình sử dụng hoa cũng như các loại trái cây giả để dâng lên bàn thờ cúng với mục đích trang trí cho đẹp và không lo bị hỏng, héo. Không nên làm như vậy. Bởi vì người ta quan niệm thờ cúng là phải tịnh tâm. Do đó, không nên bày lên bàn thờ những loại hoa, trái cây giả, cũng không cần những loại hoa, trái cây đắt tiền mà chỉ cần cúng các loại hoa quả tươi là cũng được rồi.

3.2. Không nên cúng đồ chay giả mặn

Ăn chay vào ngày rằm tháng Giêng nói riêng và ngày rằm hàng tháng nói chung là một điều tốt, với mục đích cầu chúc sự bình an và gặp nhiều may mắn cho gia đình mình. Hơn nữa, có thể tránh được sát sanh trong những ngày lễ lớn như thế này.

Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều món chay được nấu theo kiểu giống đồ mặn. Các bạn cần lưu ý, trên mâm cúng rằm tháng Giêng chỉ nên cúng những món thuần chay.

mâm cúng rằm tháng giêng

Mâm cúng rằm tháng Giêng không nên cúng đồ chay giả mặn

3.3. Không được cúng thủ lợn

Trên mâm cúng ngày rằm đầu năm, bạn có thể cúng đồ chay hoặc mặn tùy theo mỗi gia đình. Nhưng lưu ý không nên cúng thủ lợn. Lý do là bởi, nó liên quan đến việc sát sanh đầu năm, điều này sẽ ảnh hưởng đến vận phúc của gia đình bạn.

3.4. Không cúng tiền giả hoặc tiền có nguồn gốc bất chính

Nhiều người có thói quen cúng tiền lên bàn thờ để cầu mong tài lộc và may mắn. Nhưng nhớ chỉ nên sử dụng tiền thật và tiền được làm từ chính sức lao động của mình để dâng lên mâm cúng.

Chắc hẳn, đến đây các bạn đã biết mâm cúng rằm tháng Giêng cần chuẩn bị những gì và cách bài trí như thế nào cho chuẩn nhất. Hy vọng thông qua bài viết trên, mọi người sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích, thú vị để chuẩn bị mâm cúng thật đầy đủ, tươm tất trong dịp Tết Nguyên tiêu sắp tới.

>>>Xem thêm: #99+ Các Mẫu Nhà Thờ Họ Đẹp Thiết Kế Hợp Phong Thủy Nhất

TIN TỨC LIÊN QUAN

Đá Mỹ Nghệ Anh Công

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN

Hỗ trợ 24/7