messenger

Chat Face

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 0947.512.456

#1 Lễ Cúng Rằm Tháng Giêng & Văn Khấn Mới Nhất Cho Năm Quý Mão

30 Tháng 12, 2022

Rằm tháng Giêng, còn gọi là Tết Nguyên tiêu và theo quan niệm của người Việt Nam “Lễ quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng”. Do đó, nếu chuẩn bị sắm sửa lễ cúng rằm tháng Giêng chu đáo sẽ mang lại bình an, may mắn cho cả năm. Thế nhưng, chuẩn bị như thế nào, bài văn khấn mới nhất ra sao, thì không phải ai cũng biết?

1. Mâm cúng rằm tháng Giêng - Lễ chay cúng Phật

Đối với các gia đình có bàn thờ Phật, thường sẽ chuẩn bị mâm cúng rằm tháng Giêng chay. Cụ thể, cần chuẩn bị những thứ như:

  • 1 đĩa xôi hoặc chè

  • 1 đĩa hoa quả

  • 1 gói bánh hoặc kẹo

  • 1 bình hoa tươi

  • 1 mâm cơm chay

Các món trong mâm cơm chay có thể khác biệt tùy theo từng vùng miền nhưng vẫn phải đảm bảo được sự hài hòa. Một điểm đặc biệt cần chú ý trên mâm cỗ chay đó là nên có sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành.

Cụ thể, bạn nên chuẩn bị mâm cơm chay có món ăn màu đỏ tượng trưng cho hành Hỏa, màu đen thể hiện cho hành Thổ, màu trắng tượng trưng cho hành Thủy, màu vàng thể hiện cho hành Kim và món màu xanh lá tượng trưng cho hành Mộc.

cúng rằm tháng giêng

Mâm lễ chay cúng rằm tháng Giêng

2. Mâm lễ cúng rằm tháng Giêng - cúng gia tiên

Tương tự như Tết Nguyên đán, ngày rằm tháng Giêng cũng là thời gian để các thành viên trong gia đình bày tỏ lòng thành kính, hiếu thảo với ông bà, tổ tiên và các vị thần linh. 

Sắm lễ cúng rằm tháng Giêng sẽ phụ thuộc vào đặc trưng của từng vùng miền và điều kiện tài chính của các gia đình. Thông thường, những thứ cần phải có trên bàn thờ chính là hương hoa, trái cây, mâm cơm cúng. Các món ăn trong mâm cơm có thể khác nhau, miễn là thể hiện được sự thành tâm đối với tổ tiên, dòng họ.

Nếu như gia đình theo đạo Phật sẽ cúng Tết Nguyên tiêu với mâm cúng chay như trên thì ngược lại, những gia đình không theo đạo Phật sẽ cúng thần linh, gia tiên mâm cỗ mặn. Mâm cỗ mặn có thể giống như mâm cơm trong ngày Tết. Tức là, mỗi món ăn sẽ mang một ý nghĩa nhất định. Dù mâm cỗ to hay nhỏ, bạn cũng nên chú ý chuẩn bị các món ăn làm sao thể hiện được sự cân bằng âm dương. 

Ví dụ, bánh chưng xanh thể hiện cho sự sinh sôi, nảy nở và phát triển, dưa hành thuộc về phần dương còn thịt lợn thuộc phần âm. Đặc biệt, mâm cỗ mặn cúng rằm tháng Giêng hầu như không thể thiếu xôi gấc, thịt gà… Bởi gà được coi là vật cúng tế linh thiêng nhất, còn xôi gấc có màu đỏ, tượng trưng cho sự may mắn của gia đình trong đầu năm mới.

Ngoài ra, bánh trôi hoặc chè trôi nước cũng là món cần phải có trong mâm lễ. Vì việc ăn bánh trôi vào ngày Tết Nguyên tiêu sẽ có ý nghĩa trọng đại là giúp mọi việc quanh năm được hanh thông, trôi chảy.

cúng rằm tháng giêng

Mâm cỗ mặn cúng rằm tháng Giêng

Cụ thể hơn, một mâm cỗ mặn đầy đủ sẽ có các món:

  • 1 con gà luộc

  • 1 đĩa thịt lợn luộc

  • 1 đĩa nem

  • 1 đĩa dưa muối

  • 1 đĩa rau xào

  • 1 đĩa giò

  • 1 đĩa xôi gấc

  • 1 bát canh miến

  • 1 bát canh mọc

  • 1 bát bóng bì

Bên cạnh mâm cỗ mặn, cúng rằm tháng Giêng cũng cần có các vật phẩm:

  • Hoa tươi (hoa cúc vàng)

  • Đĩa ngũ quả (5 loại quả, mỗi quả 1 màu)

  • Trầu 3 lá, cau 3 quả cành đẹp và dài (chỉ nên xé cành cau, kiêng lấy dao, kéo cắt).

  • Đĩa bánh kẹo các loại

  • Tiền vàng mã (5 đinh tiền vàng lễ, mỗi đinh gồm 10 lễ).

  • 1 bao thuốc lá, 1 chén rượu, 1 gói chè (loại 1gr/gói), 1 chén trà (khô), 1 chén gạo, 1 chén muối, 1 chén nước.

3. Bài văn khấn cúng rằm tháng Giêng mới nhất

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ mâm lễ cúng rằm tháng Giêng mà bạn lại chưa biết nên khấn như thế nào thì có thể tham khảo bài văn khấn mới nhất sau đây:

“Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là: ……

Ngụ tại: …….

Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm Nhâm Dần, gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…. nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời ông bà tiền chủ, hậu chủ tại gia về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. 4 mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.

Khấn xong, vái 3 vái”.

cúng rằm tháng giêng

Văn khấn rằm tháng Giêng mới nhất

4. Một số lưu ý khi cúng rằm tháng Giêng

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi cúng rằm tháng Giêng mà các bạn nên tham khảo:

  • Theo quan niệm của dân gian thì thời gian cúng rằm tháng Giêng là giờ Ngọ (11h - 13h) ngày chính rằm (15 Âm lịch) là tốt nhất. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện mà gia chủ cũng có thể làm lễ cúng sớm từ ngày 14 Âm lịch.

  • Mâm cỗ cúng Tết Nguyên tiêu khác với cúng rằm hàng tháng, bởi là dịp khá quan trọng nên cố gắng mâm cỗ đầy đủ hơn với xôi gấc, đĩa giò…

  • Hương hoa vàng mã, bài văn khấn của cúng Tết Nguyên tiêu cũng khác so với cúng rằm hàng tháng, bạn nên tìm hiểu thật kỹ.

  • Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng không nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy mà quan trọng nhất là sự thành tâm, lòng thành kính và trang nghiêm khi thực hiện lễ cúng.

  • Rằm tháng Giêng là ngày rằm lớn nhất trong năm. Do đó, bạn cần phải lưu ý chuẩn bị mâm cúng không được để xảy ra sai sót. Tuyệt đối không cúng bằng hoa, trái cây hay đầu lợn giả, món chay giả mặn.

cúng rằm tháng giêng

Lưu ý khi cúng rằm tháng Giêng

Bên cạnh đó, trong rằm tháng Giêng, cũng cần kiêng kỵ:

  • Kiêng nói tục, chửi bậy: Bởi ngày rằm mà nói tục chửi bậy sẽ mang đến nhiều thị phi.

  • Kiêng câu cá: Dân gian quan niệm rằng, câu cá vào ngày trăng tròn sẽ mang đến vận đen.

  • Để thùng gạo trong nhà lộ đáy: Vì người xưa cho rằng, nếu đầu năm mà thùng gạo trong nhà bị trống thì cả năm sẽ đói kém.

  • Kiêng quan hệ nam nữ: Sẽ mang đến xui rủi.

Tóm lại, rằm tháng Giêng là một ngày rằm lớn nhất trong năm. Mong rằng, thông qua bài viết trên, các bạn đã biết cách chuẩn bị thật tươm tất mâm lễ cúng rằm tháng Giêng đầy đủ để mang lại nhiều tài lộc, phúc thọ cho gia đình của mình.

>>>Xem thêm: #99+ Các Mẫu Nhà Thờ Họ Đẹp Thiết Kế Hợp Phong Thủy Nhất

TIN TỨC LIÊN QUAN

Đá Mỹ Nghệ Anh Công

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN

Hỗ trợ 24/7